Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Vắng khí đốt Nga, châu Âu ra quyết định 'cay đắng', 'bóng ma' gián đoạn nguồn cung ám ảnh EU
Lưu lượng khí đốt của Nga giảm và 'bóng ma' về sự gián đoạn nguồn cung đã khiến một số chính phủ châu Âu tính đến việc quay lại sử dụng than đá.

Không còn con đường nào khác

Các nhà hoạch định chính sách nhấn mạnh, đốt than là điều cần thiết để giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào mùa Đông. Điều này dấy lên lo ngại rằng, cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến châu Âu trì hoãn việc chuyển đổi nhiên liệu hóa thạch.

Than là nhiên liệu hóa thạch sử dụng nhiều carbon nhất, vì vậy, loại bỏ than là mục tiêu quan trọng nhất của các nước trong xu hướng chuyển đổi sang các nguồn năng lượng khác.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Nga siết chặt nguồn cung khí đốt với châu Âu, Đức, Italy, Áo và Hà Lan đều chỉ ra rằng, các nhà máy nhiệt điện than có thể được sử dụng để bù đắp cho nguồn cung khí đốt bị thiếu từ Moscow.

Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã cắt giảm 60% công suất cung cấp khí đốt cho Đức thông qua đường ống dòng chảy phương Bắc 1 dưới Biển Baltic. Lý do mà Moscow đưa ra là một phần của thiết bị kỹ thuật chủ chốt của đường ống này đang bị Tập đoàn Siemens Energy của Đức trì hoãn đưa trở lại.

Trong khi đó, phía Tập đoàn Siemens nói rằng, sự trì hoãn là do các biện pháp trừng phạt của Canada đối với Nga. Đức và Italy cũng cho rằng, Nga sử dụng điều này làm cái cớ để giảm nguồn cung khí đốt đến châu Âu.

Không rõ khi nào công suất của dòng chảy phương Bắc 1 sẽ trở lại mức bình thường.

Theo Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck, thật "cay đắng" khi phải chuyển sang dùng than nhưng "trong tình huống này, đó là điều hoàn toàn cần thiết". Ông Habeck cũng cho rằng, đất nước phải làm mọi cách để dự trữ càng nhiều khí đốt càng tốt trước mùa Đông.

Chia sẻ với hãng tin Reuters, nhà phân tích Timera Energy nhận định, các nước châu Âu buộc phải hy sinh mục tiêu cắt giảm khí thải để đối phó với giá năng lượng. Nhà phân tích này nhận định: "Không có con đường nào khác để nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga mà không gây ra thêm lạm phát và suy thoái nghiêm trọng".

Ngày 20/6, Hà Lan cũng tuyên bố, sẽ kích hoạt giai đoạn “cảnh báo sớm” về kế hoạch khủng hoảng năng lượng và dỡ bỏ giới hạn sản lượng tại các nhà máy nhiệt điện than để bảo tồn khí đốt.

Italy và Áo cũng đã báo cáo kế hoạch xem xét đốt thêm than để bù đắp nguồn cung khí đốt của Nga giảm mạnh.

Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập một hệ thống cho phép các quốc gia thành viên nhấn mạnh những khó khăn về nguồn cung năng lượng bằng cách sử dụng 3 mức cảnh báo tăng dần - bắt đầu bằng cảnh báo sớm, tiếp theo là cảnh báo và cuối cùng là khẩn cấp.

Hệ thống cho phép các quốc gia thành viên EU hỗ trợ lẫn nhau, song cũng có nghĩa là bắt đầu việc phân bổ nguồn cung.

Năng lượng nào cũng được, trừ năng lượng Nga

Châu Âu đang trải qua đợt nắng nóng kỷ lục đầu mùa Hè, làm tăng nhu cầu sử dụng khí đốt tự nhiên cho các hệ thống làm mát. Quyết định cắt giảm nguồn cung của Nga đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào khu vực này có thể chuẩn bị cho những tháng mùa Đông, khi mức tiêu thụ khí đốt còn cao hơn nhiều.

Giá than giao tại châu Âu đã tăng 152% và giá khí đốt cũng tăng 75% trong năm nay.

Henning Gloystein, Giám đốc năng lượng, khí hậu và tài nguyên của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho biết, giải pháp ngắn hạn cho Đức và nhiều chính phủ châu Âu khác là tiếp cận bất kỳ dạng năng lượng nào có thể, ngoại trừ Nga và "đáng buồn là điều đó bao gồm cả ... than đá".

Theo ông Gloystein, nếu sử dụng than đá, các nhà hoạch định chính sách châu Âu có thể tránh được việc phân bổ năng lượng vào mùa Đông. Tuy nhiên, mọi thứ có thể trở nên thực sự tồi tệ nếu khí đốt của Nga "ngừng chảy" khi thời tiết lạnh.

Giám đốc Gloystein nhấn mạnh: "Tình huống xấu nhất là các quốc gia châu Âu phải phân bổ năng lượng bằng cách các ngành công nghiệp không thiết yếu phải giảm tiêu thụ năng lượng và nhận tiền bồi thường. Bước tiếp theo, các hộ gia đình phải tiêu thụ năng lượng ít hơn và đó là điều mà người dân châu Âu chưa từng trải qua".

Các chính phủ châu Âu hiện đang cố gắng lấp đầy các kho chứa khí đốt dưới lòng đất bằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên để cung cấp cho các hộ gia đình đủ nhiên liệu sưởi ấm trong mùa Đông.

Hiện tại, các kho lưu trữ dưới lòng đất của châu Âu đã chứa khoảng 57% khí đốt. Đề xuất mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC) là mỗi quốc gia đạt 80% vào ngày 1/11, trong khi đó, Đức đã đặt mục tiêu 80% vào ngày 1/10 và 90% vào ngày 1/11.

Đây là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn của EU - khu vực vốn nhận khoảng 40% khí đốt thông qua các đường ống của Nga. Nỗ lực này nhằm giảm nhanh sự phụ thuộc vào khí đốt Nga, trong bối cảnh Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Biện pháp mới chỉ là tạm thời

Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) nhận định, điều quan trọng là thời điểm châu Âu quyết định chuyển sang sử dụng than đá.

Nhà phân tích Myllyvirta nói: "Châu Âu đã không chuẩn bị trước cuộc khủng hoảng và sẽ cần nhiều biện pháp để vượt qua mùa Đông tới mà không có khí đốt của Nga.

EU đã ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng bằng cách đẩy nhanh việc triển khai năng lượng sạch. Những quốc gia này muốn đẩy nhanh kế hoạch tăng cường sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như gió và mặt trời, đồng thời tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Hành động siết chặt nguồn cung khí đốt của Nga có thể là cơ hội để EU đẩy nhanh tiến trình này".

Theo bà Mahi Sideridou, Giám đốc điều hành của Europe Beyond Coal, chính phủ các nước châu Âu xem xét sử dụng than đá, một loại nhiên liệu độc hại cho con người và thiên nhiên. Điều quan trọng là các quốc gia này phải đảm bảo rằng, bất kỳ biện pháp mới nào cũng chỉ là tạm thời và châu Âu đang trên con đường thoát khỏi than hoàn toàn vào năm 2030.

Bà Sideridou nhận thấy, cần phải đầu tư đáng kể vào năng lượng tái tạo - đặc biệt là các giải pháp lưu trữ năng lượng gió và năng lượng mặt trời, các biện pháp hiệu quả và hơn thế nữa.

"Đây là cách duy nhất mà chúng ta có thể giải quyết các cuộc khủng hoảng về chi phí sinh hoạt và khí hậu", Giám đốc điều hành của Europe Beyond Coal nhấn mạnh.
DanQuyen.com (Theo baoquocte.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng thế giới gần đáy 1 tháng, vàng miếng trong nước đắt kỷ lục (04-05-2024)
    ABBANK triển khai gói tín dụng với lãi suất ưu đãi từ 5%/năm cho các doanh nghiệp SME (04-05-2024)
    Giá vàng đã mất gần 5 triệu đồng/lượng (04-05-2024)
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Đánh giá tác động của bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng (22-06-2022)
    Cảnh cáo ông Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (22-06-2022)
    Nhu cầu thuê nhà mặt phố và văn phòng tăng sau dịch (21-06-2022)
    BoK: Lạm phát năm 2022 có thể lên mức cao nhất trong 14 năm (21-06-2022)
    Ngân hàng cảnh báo khách hàng cẩn thận khi quẹt thẻ thanh toán tại quầy (21-06-2022)
    Áo hồi sinh nhà máy nhiệt điện than vì Nga cắt nguồn cung khí đốt (20-06-2022)
    Cổ phiếu năng lượng lại tỏa sáng trong phiên ETF tái cơ cấu (17-06-2022)
    Nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á bị đề nghị 14-15 năm tù (17-06-2022)
    Nếu Nga rút khỏi WTO sẽ làm trầm trọng những vấn đề của kinh tế toàn cầu (17-06-2022)
    Châu Âu thiếu năng lượng, Hy Lạp đẩy mạnh 'hồi sinh' than đá (16-06-2022)
    Nỗ lực của Bộ Công Thương thúc đẩy EU gỡ kiểm soát với bún, miến, phở (16-06-2022)
    Nguy cơ đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 tạm ngưng hoạt động (16-06-2022)
    Khoảng 300 tấn phân bón giả nguồn gốc xuất xứ Mỹ đã bị tung ra thị trường (15-06-2022)
    Chứng khoán trong nước rơi 16 điểm (15-06-2022)
    Tiền ảo lao dốc: Đã đến lúc người dùng cần được bảo vệ (15-06-2022)
    500 người giàu nhất thế giới mất 1.400 tỷ USD vì lạm phát, lãi suất cao (14-06-2022)
    Lo khủng hoảng lương thực, Mỹ âm thầm tìm cách mua phân bón Nga (14-06-2022)
    Nga tuyên bố sẽ không tiếp tục cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu (09-06-2022)
    Ngân hàng Trung ương Châu Âu phát tín hiệu tăng lãi suất vào tháng 7 (09-06-2022)
    Phát triển đường bay châu Á: Cơ hội không thể tốt hơn (07-06-2022)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152889598.